QUỐC HỘI VIỆT NAM THÔNG QUA LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG – GÓC NHÌN “XOI MÓI” CỦA BBC TIẾNG VIỆT

 LÀNG QUÊ         

Chiều 17/11, tin vui cho toàn thể người dân Việt Nam là Kỳ họp thứ 10  Quốc hội khóa XIV đã kết thúc, thành công tốt đẹp. Kỳ họp đã thảo luận thông qua 07 luật, 13 nghị quyết, cho ý kiến về 04 dự án luật; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII (chất vấn và trả lời chất vấn); xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế-xã hội, tài chính, ngân sách, nhân sự; thảo luận, góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; xem xét các báo cáo kiến nghị của cử tri, công tác tư pháp, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, thi hành án, phòng, chống tham nhũng và một số báo cáo quan trọng khác.Trong đó, Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) được họp bàn kỹ lưỡng thông qua với tỷ lệ tán thành 91,91%. 91.91% thể hiện sự đồng thuận cao của các đại biểu. Ấy vậy mà BBC Tiếng Việt lại đăng tải bài viết với tiêu đề “Quốc hội VN: Luật bảo vệ môi trường sửa đổi “là đáng thất vọng”” lột trần bản chất “xoi mói” đời sống chính trị Việt Nam.

QUỐC HỘI VIỆT NAM THÔNG QUA LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG – GÓC NHÌN “XOI MÓI” CỦA BBC TIẾNG VIỆT

Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi có 16 chương, 171 điều, có rất nhiều điểm mới so với luật bảo vệ môi trường hiện hành có hiệu lực từ năm 2014. Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1-1-2022 để Chính phủ có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng các văn bản quy định chi tiết. Riêng quy định thời điểm có hiệu lực về nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường, để thực hiện đồng bộ với thi hành Luật Đầu tư công, thực hiện sớm hơn so với hiệu lực chung của Luật. Theo đó, khoản 3 Điều 29 sẽ có hiệu lực từ ngày 1-2-2021. Những điểm nổi bật nhất trong Luật bảo bệ môi trường sửa đổi đó là:

1. Các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường

- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.

-  Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường. Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.

- Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư….

2. Các 14 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường

-  Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

-  Xả nước thải, xả khí thải ra môi trường chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Phát tán vào môi trường các hóa chất độc hại; vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật; vi sinh vật chưa được kiểm định; xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với con người, sinh vật và tự nhiên.

- Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường; thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.

- Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức. Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.

- Không thực hiện các công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan.

- Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường….

3. Quy định cụ thể về bảo vệ môi trường nước, Bảo vệ môi trường không khí bảo vệ môi trường đất, Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch, Bảo vệ môi trường quốc gia, Nội dung bảo vệ  môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường, Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đô thị và nông thôn.

Dựa vào thực tiễn môi trường của Việt Nam những năm qua mà Quốc hội đã có những thảo luận sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường hết sức thiết thực trên đây. BBC Tiếng Việt từ khi thành lập vẫn quen nhìn Việt Nam dưới con mắt soi mói chứ không hề có một chút nào tư cách nhà báo. Thiệt tình, ô nhiễm môi trường, lũ lụt, thiên tai, hỏa hoạn, động đất, sóng thần… đang là vấn đề toàn cầu chứ không phải của riêng Việt Nam. Việt Nam sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường là đang rất nỗ lực trong việc hạn chế xả thải vào môi trường, phủ xanh đồi trọc, bảo vệ biển nên BBC Tiếng Việt cũng hãy tôn trọng nghề báo, nếu có đưa tin về Việt Nam thì hãy đưa tin đúng sự thật./.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vì sao Việt Nam lại là một trọng điểm trong chiến lược “diễn biến hòa bình”?

Tình người nơi tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19: 'Thương y bác sĩ hết lòng'

Những sai lầm của tuổi 20 – ai mà chẳng từng trải qua nhỉ?