Thận trọng và sáng suốt khi tiếp cận thông tin thời Covid

 

Thận trọng và sáng suốt khi tiếp cận thông tin thời Covid


Ảnh: những thông tin về tình hình chống dịch Covid-19 của Việt Nam (nguồn Internet)

Trước tình hình diễn biến phức tạp, khó lường của đại dịch covid -19 tại các địa phương như Hải Dương, Quảng ninh, Hải Phòng. Trên một số trang mạng hiện nay xuất hiện những quan điểm trái chiều, gây tranh cãi và tạo ra những ảnh hưởng xấu trong dư luận. Điển hình, trang BBC.com tiếng Việt cho đăng nhiều bài viết về các vấn đề như “Việt Nam chống dịch hăng quá để kinh tế tan thì không phải là thành tích”, “Việt Nam thực hiện quá khắt khe và nghiêm ngặt trong việc ngăn chặn và hạn chế sự phát triển lây lan các ổ dịch”, “tập trung vào chống dịch được các địa phương thực hiện một cách triệt để là chạy theo thành tích”, lên án chủ trương “chống covid như chống giặc”,... Các bài viết này có tư tưởng sung bái phương Tây, lấy Mỹ - đất nước có số ca mắc covid nhiều nhất trên thế giới (trên 28,8 triệu ca nhiễm), cũng là nước có số ca tử vong lớn nhất trên thế giới (hơn nửa triệu người) là mô hình đáng để học hỏi trong công cuộc phòng, chống và đối phó với đại dịch Covid.

Một mặt, phải nói rằng những suy nghĩ trăn trở của các tác giả trước tình hình đại dịch là điều đáng khen, đáng khích lệ, thể hiện tinh thần nhân dân cao trong đóng góp, xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh. Tuy nhiên, trước vấn đề mang tính nhạy cảm - đại dịch Covid là mối quan tâm của toàn xã hội, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, sinh hoạt của người dân. Xét dưới góc độ là một nhà báo – người truyền tải và cung cấp thông tin thì có lẽ các tác giả khi viết những bài báo này nên suy nghĩ lại về cách tiếp cận và đưa vấn đề. Trong bài viết, các tác giả trích dẫn rất nhiều vấn đề từ tình hình covid trên thế giới, các biện pháp mà các cường quốc đã triển khai nhằm phòng chống covid cho tới kiến thức về kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội,... rất nhiều thông tin đã được lượm nhặt và sắp sếp một cách cẩu thả nhằm lồng ghép những nội dung mang tính chất chống phá, xuyên tạc các chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam đã và đang thực hiện trước đại dịch Covid. 

Trên thực tế, Việt Nam đã và đang thực hiện “mục tiêu kép” - vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế theo hướng bền vững, đó cũng là nội dung được Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu trước Quốc hội về phương hướng và yêu cầu trong công tác đấu tranh với dịch Covid. Quan điểm của Đảng và Nhà nước luôn xem sự an toàn về tính mạng, sức khỏe của người dân là quốc sách, là ưu tiên hàng đầu và sẽ thực hiện mọi biện pháp để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng công dân của mình. Việc tiến hành áp dụng các biện pháp bắt buộc về cách li, giãn cách xã hội, giữa các gia đình với gia đình, giữa địa phương  với địa phương, giữa các vùng với nhau chính là phương pháp cấp bách, hữu hiệu để khoanh vùng ổ dịch trước khi chúng có nguy cơ bùng phát vượt qua sự kiểm soát của chúng ta. Trong quá trình thực hiện đó, sẽ có những tác động tiêu cực tới đời sống, sinh hoạt của người dân trong khu vực bị cách li, nhưng ở một góc nhìn khác, đây là biện pháp duy nhất để đối phó trước nguy cơ tiềm ẩn về sự bùng phát của các ổ dịch.  Khi đó, có lẽ không chỉ là một xóm, một xã, một huyện, một tỉnh mà là cả nước đều có dịch kéo theo sự bất ổn về tình hình an ninh trật tự, tình trạng thất nghiệp,... nảy sinh các vấn đề có liên quan khác dẫn tới khủng hoảng kép “kinh tế - chính trị” đưa đất nước trước bờ vực nguy hiểm.

 Trước nguy cơ bùng phát của các ổ dịch tại các địa phương, lực lượng chức năng đã triển khai kịp thời, áp dụng hiệu quả tổng thể các biện pháp cần thiết để ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng, dần dần tiến tới kiểm soát và đẩy lùi đại dịch tạo sự ổn định trong xã hội để phát triển kinh tế. 

Sự thành công của công cuộc “chống dịch như chống giặc” là tiền đề để thực hiện các chính sách phát triển kinh tế đảm bảo sự tăng trưởng bền vững nhằm ứng phó với đại dịch. Theo HSBC, Việt Nam là nước ASEAN duy nhất tăng trưởng dương năm 2020. 

Nhận định về công tác phòng chống dịch ở Việt nam, ông Kamal Malhotra - Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam: "Có 2 khảo sát ở cấp độ toàn cầu về mức độ hài lòng của người dân với Chính phủ. Việt Nam nằm trong nhóm đầu bảng vì người dân cho rằng Chính phủ đã chỉ đạo và đưa ra các giải pháp rất hiệu quả. Đây chính là câu trả lời rõ nhất vì sao Việt Nam đang rất thành công trong công tác dập dịch. Vì Chính phủ Việt Nam có được sự đồng thuận và niềm tin của người dân Việt Nam". Việc một chuyên gia của Liên hợp quốc đưa ra những đánh giá công khai, công tâm về công cuộc chống dịch của Việt Nam đã phá tan sự nghi ngờ cũng là đòn chí mạng dành cho những kẻ chuyên đi xuyên tạc.

Tờ Financial Times (FT) đã có bài viết ca ngợi nỗ lực của Việt Nam ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Financial Times gọi đây là cuộc tổng tấn công chống COVID-19 của Việt Nam và là mô hình dập dịch chi phí thấp so với các mô hình khác mà các quốc gia khác triển khai.

Một cuộc khảo sát do tổ chức Dalia Research có trụ sở tại Berlin (Đức) tiến hành tại 45 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khắp châu lục trên thế giới nhận định, so với các nơi trên thế giới, Việt Nam có tỷ lệ người dân tin tưởng vào các biện pháp ứng phó dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 của Chính phủ cao nhất thế giới.

Chính sự an toàn, ổn định đó đã thu hút và kéo các nhà đầu tư trên thế giới chú ý đến Việt Nam. Trang tin của Credendo, một tập đoàn bảo hiểm - tín dụng lớn của châu Âu, đã đăng tải một nghiên cứu rất chi tiết trong đó nêu rõ “Niềm tin của các nhà đầu tư chính là sự khẳng định cho đường lối chống dịch đúng đắn và hiệu quả của Việt Nam”. 

Bài "Diệt Virus là động lực của tăng trưởng" đăng trên tờ L'humanite - Nhân đạo của Pháp nêu rằng, Việt Nam đang dựa chính vào thành tích chống dịch để thúc đẩy vị thế và sự phát triển công nghiệp. 

Việt Nam không chỉ chú trọng chống Covid, xem chống dịch như chống giặc mà còn xem đây là Đại chính sách. Qua đó, lấy sự ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội là cơ sở, nền tảng để nâng tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi, thu hút, kéo các nhà đầu tư nước ngoài tới Việt Nam hiện thực hóa định hướng phát triển kinh tế bền vững trong và sau giai đoạn Covid.

Giang sơn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vì sao Việt Nam lại là một trọng điểm trong chiến lược “diễn biến hòa bình”?

Tình người nơi tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19: 'Thương y bác sĩ hết lòng'

Những sai lầm của tuổi 20 – ai mà chẳng từng trải qua nhỉ?