4 GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN & VÒNG LẶP CUỘC ĐỜI.

 


4 GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN & VÒNG LẶP CUỘC ĐỜI.

4 giai đoạn phát triển & vòng lặp cuộc đời.

Giai đoạn 1: Chấp nhận thực tại – Đi theo lối mòn.

Đây là giai đoạn mà đa phần chúng ta bị ảnh hưởng bởi tư duy và định hướng ổn định. Đặc trưng của giai đoạn này là con người ta chấp nhận thực tại, chấp nhận với lối mòn cuộc sống như bao người khác.

Giai đoạn này sẽ chấm dứt khi con người ta vô tình được tiếp nhận một luồng tư tưởng mới, một luồng tư tưởng đột phá kéo bản thân khỏi tư duy chấp nhận thực tại. Và khi đó họ bắt đầu chuyển mình sang giai đoạn 2.

Giai đoạn 2: Khai phá bản thân.

Đây là giai đoạn mà một người bắt đầu thấy say mê những lý tưởng và kiến thức mới lạ ở tầng tư duy không chấp nhận thực tại.

Giai đoạn này biểu hiện rõ rệt nhất là họ tôn sùng tri thức, nghiện tri thức một cách điên cuồng, tham gia những khoá học, họ tiếp nạp hàng loạt những hiểu biết mới và mở ra cho họ một con đường mới.

Giai đoạn này sẽ có biến đổi khi quá trình học hỏi và nghiên cứu của họ có dấu hiệu lặp lại kiến thức, hoặc họ cảm thấy đủ tự tin, đủ năng lượng, họ cảm thấy nhìn được tổng thể của bức tranh cuộc sống. Và khi đó họ sẽ chuyển sang giai đoạn 3.

Giai đoạn 3: Xác định đích đến, đam mê.

Giai đoạn này hạ gục khá nhiều người, vì vốn dĩ họ không hiểu cách thức để chinh phục giai đoạn này.

Đích đến mỗi người, mỗi giai đoạn là khác nhau phụ thuộc vào hoàn cảnh và nguồn lực của mỗi người. Có đích đến về hạnh phúc gia đình, đích đến về sức khoẻ, đích đến về mối quan hệ và đích đến về sự nghiệp. Đích đến này không ai giống ai, nhiều người sai lầm khi lấy đích đến của người khác làm đích đến cho mình.

Và đến đây bạn sẽ phải nhận ra rằng: công việc chỉ là công cụ để thực hiện đích đến.

Nó chính là đáp án cho câu hỏi: tôi nên kinh doanh cái gì?

Kinh doanh cái gì còn phụ thuộc vào đích đến, có những thứ có thể kiếm đc tiền nhưng không phục vụ đích đến thì vô nghĩa, giống như muốn đến Sài Gòn mà đi sân bay quốc tế thì cũng không ăn thua, muốn sở hữu một thương hiệu thời trang thì làm hàn xì cơ khí dù kiếm được tiền thì vẫn không hợp lý.

Với quan sát của tôi thì thấy, đích đến đầu tiên ở tuổi trẻ thường cứ phải là Thoát nghèo cái đã, một số bạn sinh ra trong gia đình giàu có thì đích đến bay bổng hơn.

Và đây là lúc nhiều chiến sỹ bị hạ gục đó là khi đặt đích đến xong họ không biết nên chọn đi vào kinh doanh cái gì? Vì đơn giản đầu tiên họ chỉ muốn thoát nghèo nên kinh doanh chỉ mong có lợi nhuận là được.

Đau đầu hơn là những đồng chí nào không có một chút chuyên môn nào cả, bắt đầu với bất kì lĩnh vực nào cũng là từ số 0. Và họ cứ canh cánh mãi rớt cuộc mình đam mê cái gì?

Gục, nhiều đồng chí gục ở đây và quay cuồng rồi có thể đứng mãi trong vòng xoáy phân vân.

Tuổi trẻ, kỹ năng không có, chuyên môn cứng hiểu biết không có thì dù bước vào bất kì lĩnh vực nào cũng sẽ phải mất ít nhất 1 đến 2 năm để xã hội tin dùng, đủ kỹ năng, đủ chuyên môn. Nhưng bao nhiêu người bước qua được giai đoạn này? Và sự lựa chọn nào để dám đánh đổi 1 đến 2 năm cuộc đời để đào sâu nghiên cứu nó? Thực sự mình có đam mê nó không? Hàng loạt các câu hỏi đặt ra trong đầu các bạn khi đó.

Chúng ta cần phải hiểu về đam mê, đam mê là một loại cảm xúc được sinh ra trong quá trình làm việc chứ không phải thứ mà ta kiếm tìm. Đa phần các công việc nào cũng có thể khiến ta đam mê nếu ở đủ lâu với nó và thường xuyên nhận được những phản hồi tích cực từ bên ngoài như khách hàng, đồng nghiệp,…

Đam mê công việc cũng giống tình yêu đôi lứa.

Bạn thấy một cô gái xinh thì bạn có thể ngay lập tức thích cô gái đó, giống như bạn thấy một công việc nào đó sang chảnh, nghe tên có vẻ oai oai như Bất Động Sản, thời trang, công nghệ…gì đó thì bạn có thể thích lĩnh vực đó.

Nhưng khi gặp cô gái rồi mới thấy tính tình cô ấy không hợp, cách nói chuyện không đúng văn hoá gia đình bạn, bệnh lười tắm nên hôi hám thì từ thích bạn có thể chuyển sang không thích và bước đi tìm hiểu cô gái khác.
Công việc cũng vậy, khi bắt tay vào rồi mới thấy nó không hợp, nó không mang lại cảm xúc tích cực, không có phản hồi tích cực từ xung quanh thì bạn cũng có thể chuyển sang không thích và bắt tay vào một lĩnh vực khác.

Giai đoạn này nhiều người đã tự định nghĩa cho mình 2 chữ thất bại và cho mình là kém cỏi, suy nghĩ tiêu cực và bỏ cuộc. Đấy là nguyên nhân sai lầm lớn nhất của các bạn trẻ. Vì nó chẳng khác nào bạn thấy một cô gái tiến đến và tìm hiểu chút chút phát hiện không hợp rồi kết luận Thất Tình.

Nhiều bạn thì không hiểu bản chất giai đoạn này chỉ là thử nghiệm các lĩnh vực, thay nhiều lĩnh vực lại sợ mọi người nghĩ mình không kiên trì nên cũng bị tác động và dẫn đến tiêu cực.

Có những người có định hướng sẵn thì có có thể yêu luôn ngay từ cô đầu tiên, còn nếu bạn chưa có định hướng gì thì cứ tìm hiểu 5-10 cô gái rồi chọn lấy cô nào bạn ưng nhất nhé. Vững tâm mà làm.

Khi xác định được đích đến trước mắt và một công việc kinh doanh thì giai đoạn 3 sẽ kết thúc, con người ta sẽ chuyển sang giai đoạn 4.

Giai đoạn 4: Hành động.

Giai đoạn này con người ta bắt đầu có những thay đổi khá lớn, họ biết họ cần gì, họ biết họ thiếu gì? Họ lao vào làm việc như điên và không còn hứng thú với những kiến thức, chia sẻ nền tảng của giai đoạn 2 nữa, thay vào đó:
Họ thấy công việc cần kỹ năng quản trị đội nhóm, họ học quản trị đội nhóm.
Họ thấy công việc cần sử dụng email chăm sóc khách hàng, họ học về email marketing.
Họ thấy họ cần FB ads thì học học FB ads.
…vân vân, họ chỉ đi sâu những thứ mà họ cần.

Họ hành động rõ ràng có chủ đích, trang bị đúng những thứ họ cần để phục vụ công việc. Và đây là lúc họ thấy khát thời gian nhất vì họ tôn thờ chủ nghĩa hành động. Hành động tạo ra kết quả. Càng hành động càng tạo nhiều giá trị. Bấy giờ họ mới ngấm điều đó.

Đặc trưng lớn nhất của tập những ai ở giai đoạn này là họ luôn nhắc đến Hành Động, họ sẽ khuyên tất cả mọi người hãy hành động, hãy bắt tay vào làm, họ khuyên cả người nhóm 1, nhóm 2. Đây là những lời khuyên rất nguy hiểm.

Họ đôi khi quên đi chính họ đã phải trải qua, rèn luyện ở giai đoạn 1 2 3 rồi mới đến lúc đủ bản lĩnh, đủ tự tin ở giai đoạn 4 này. Có những người đến đây lại coi thường giá trị của giai đoạn 2. Họ phủ định giá trị của giai đoạn này giống như học xong đại học thì coi thường giai đoạn học cấp 1, coi thường những lúc học +-x:

Đây cũng chính là nguyên nhân mà những người đang làm kinh doanh có chút ít thành quả ở giai đoạn 4 hay chê bai những chương trình phát triển bản thân từ giai đoạn 1 sang 2 sang 3, vì đơn giản là bây giờ họ không còn cần đến nữa.

Nhưng một trong những nguyên tắc cuộc sống “não ngừng mở thì sự nghiệp ngừng tăng”. Với những ai hài lòng với giai đoạn 4, đã nghĩ mình là cái gì đó thì họ cũng chẳng khác những người giai đoạn 1 là mấy vì họ đã tự mãn và chấp nhận thực tại trở lại và coi mình là nhất. Chẳng qua thực tại của họ có cao hơn so với những người lối mòn mà thôi.

Nếu họ đọc được đến đây, hên ra não họ còn chìa để mở thì họ có thể nhận ra cuộc đời sẽ có một vòng lặp, và khi đó họ bước sang một trang mới cuộc đời, đó là họ cúi xuống và tiếp tục gia tăng thêm kiến thức giống ở giai đoạn 2 nhưng ở một tầm cao hơn và với kiến thức mới họ nâng tầm đích đến cuộc đời và tiếp tục hành động, và cứ thế đích đến của họ lớn dần, lớn dần và họ chinh phục hết đỉnh cao này đến đỉnh cao khác.

—�—�—�—�—�

Thư gửi những bạn sẽ theo học Kiến Thức Nền trong tương lai:

Tôi làm ra môn học Kiến Thức Nền nhiệm vụ chính là đưa bạn từ bước 1 sang bước 2 một cách vững chắc về kiến thức, môi trường và cộng đồng, định hướng một phần giúp các bạn sang bước 3, còn sang bước 4 thì tuỳ mỗi lĩnh vực bạn theo đuổi có chuyên môn cứng khác nhau, có bạn về thời trang, có bạn về nông nghiệp, có bạn về bất động sản, có bạn về ẩm thực nấu nướng thì sẽ cần những thầy chuyên môn sâu trong mỗi lĩnh vực đó.

Bạn nào sang được bước 4 là coi như tốt nghiệp vì khi đó thì có thể tôi không còn giá trị với các bạn nữa, hãy tìm những người khác có giá trị đúng lĩnh vực bạn theo đuổi để kết giao.

Cuộc đời tôi chứng kiến không ít học viên xảy chân từ bước 2 sang bước 3, chứng kiến không ít người sang được bước 4 và tự mãn coi mình là nhất. Tôi không muốn các bạn sau này cũng như vậy nên tôi viết ra bài viết này để các bạn có cái nhìn thấu đáo về môn học mà các bạn sắp học và chặng đường sau đó. Nếu thấy khó thì đừng bắt đầu, mất công sức tiền của, mất uy tín của thầy dạy ra trò không nên hồn.

Nguyễn Minh Ngọc ™

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vì sao Việt Nam lại là một trọng điểm trong chiến lược “diễn biến hòa bình”?

Tình người nơi tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19: 'Thương y bác sĩ hết lòng'

Những sai lầm của tuổi 20 – ai mà chẳng từng trải qua nhỉ?