NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG XUYÊN TẠC BẦU CỬ

 

NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG XUYÊN TẠC BẦU CỬ

Làng Quê

Trước thềm bầu cử đại biểu quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, bên cạnh những nỗ lực tổ chức của Đảng, Nhà nước và nhân dân, cácthế lực thù địch, phản động và phần tử cơ hội chính trị lại hằn học, chống đối và tìm nhiều cách để phá hoại cuộc bầu cử. Chúng sử dụng rất nhiều chiêu trò, thủ đoạn xấu, như:

Một là, các phần tử này tự ứng cử dù biết bản thân không đủ điều kiện

Một số phần tử chống đối dù biết rất rõ mình không thể đáp ứng đủ tiêu chuẩn của đại biểu quốc hội đặc biệt là các tiêu chuẩn trung thành với Hiến pháp, gương mẫu chấp hành pháp luật, thậm chí có một số người còn vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhưng vẫn tự ứng cử và khi không đủ điều kiện và bị loại khỏi các vòng hiệp thương thì các đối tượng này rêu rao rằng Đảng Cộng sản cố tình cản trở người ngoài đảng tự ứng cử. Các đối tượng chống đối rêu rao rằng quyền lựa chọn giới thiệu ứng cử đại biểu quốc hội là nằm trong tay cấp ủy đảng, nên mất dân chủ. Chúng cũng đề nghị sửa luật bầu cử, xóa quy định về hiệp thương và không cần tổ chức lấy ý kiến cử tri nơi cư trú.





Tuy nhiên thực tế thì không như vậy, trong tháng 3/2021, hai đối tượng Lê Trọng Hùng và Trần Quốc Khánh đã bị bắt tạm giam về tội làm, tàng trữ phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Suốt 3 năm qua, Trần Quốc Khánh liên tục đăng tải các bài viết hoặc livestream xuyên tạc, nói xấu chính quyền. Còn Lê Trọng Hùng đóng vai là một nhà dân chủ, bình luận một cách méo mó chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Thế nhưng một số phần tử phản động trong và ngoài nước nhân cớ này lên tiếng cho rằng Hùng và Khánh bị bắt vì lý do tự ứng cử đại biểu quốc hội.

Đây thực sự là một sự xuyên tạc, bởi nếu ứng cử qua các quy trình thì Hùng và Khánh khó có thể trở thành đại biểu quốc hội được bởi vì bản thân họ đã chống lại chế độ, họ lấy tư cách gì đại diện cho nhân dân. Từ chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều khuyến khích người dân đủ đức, đủ tài tự ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân để góp sức xây dựng đất nước, còn những kẻ tự ứng cử với ý đồ xấu để phá rối và gây nguy hại cho cuộc bầu cử đương nhiên không bao giờ được cử chi chấp thuận hay ủng hộ.

Hai là, phủ nhận vai trò của đại biểu quốc hội và của Quốc hội

Một trong những âm mưu thủ đoạn nữa trong phá hoại bầu cử, đó là các phần tử chống đối tung ra luận điệu phủ nhận vai trò của Quốc hộ: Chúng ch rằng vai trò thực của Quốc hội là giả hiệu, không đại diện cho lợi ích của nhân dân và quyền lợi của đất nước, tìm mọi cách hạ thấp uy tín, phủ nhận những đóng góp của đại biểu quốc hội. 



Tuy nhiên, thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Điển hình như, tại phiên thảo luận luật phòng chống tham nhũng sửa đổi tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV. Sau những phiên thảo luận đầy tâm huyết, trách nhiệm, có tính phản biện cao, các đại biểu quốc hội đánh giá cần phải giành thêm nhiều thời gian để hoàn thiện dự luật phức tạp này. Cuối cùng, luật phòng chống tham nhũng sửa đổi đã được thông qua sau 3 kỳ họp, được cử tri và nhân dân đánh giá cao. Thế nhưng các tổ chức và cá nhân thiếu thiện chí đã liên tục xuyên tạc, bôi nhọ với các luận điệu Quốc hội không làm tròn chức trách là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất hay phần lớn đại biểu quốc hội chỉ bấm nút bỏ phiếu và không có đề xuất nào hiệu quả. Đây là sự xuyên tạc đến mức trắng trợn. Luật dự kiến thông qua trong 2 kỳ họp của Quốc hội nhưng phải thảo luật cẩn trọng hơn, nên kéo dài hơn. Điều này thể hiện vai trò của đại biểu quốc hội.

Ba là, bôi nhọ vai trò của Mặt trận Tổ quốc ở các cấp

Không chỉ phủ nhận vai trò của Quốc hội, một số tổ chức, cá nhân chống phá, thiếu thông tin đã liên tục đăng tải các bài viết với những luận điệu sai sự thật, nhằm bôi nhọ, phủ nhận vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Họ xuyên tạc rằng, những vòng hiệp thương do Mặt trận các cấp tổ chức chỉ là hình thức.


Nhưng thực tế, đã chứng minh những luận điệu đó là vô căn cứ. Tại Hội nghị hiệp thương lần thứ 3 do Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tổ chức mới đây có 2 ứng viên có kết quả biểu quyết trên 50%, thậm chí có người còn trên 85 % nhưng không có trong danh sách chính thức sau khi hội nghị thống nhất lấy đủ số ứng viên theo tỉ lệ biểu quyết từ trên xuống dưới. Tại các hội nghị hiệp thương do Mặt trận Tổ quốc tổ chức đều công khai danh sách bao nhiêu đại biểu tự rút, bao nhiêu đại biểu tín nhiệm thấp và lấy phiếu tín nhiệm đối với từng ứng viên một. Điều này thể hiện rõ sự dân chủ trong các hội nghị hiệp thương, khác xa với giọng điệu xuyên tạc của các đối tượng chống đối.

Bốn là, xuyên tạc, hạ thấp vai trò lãnh đạo, chỉ đạo cuộc bầu cử của Đảng Cộng sản Việt Nam

Các thế lực chống đối đã bịa đặt, vu cáo rằng ở Việt Nam không có dân chủ trong bầu cử, ứng cử, có chăng chỉ là hình thức, rồi là kết quả thì đã được sắp đặt trước nên đã kêu gọi tẩy chay bầu cử, trắng trợn hơn là đã đưa ra yêu sách như Đảng Cộng sản không được tham gia vào công tác bầu cử, không được thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo công tác bầu cử và từ bỏ quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội. Đó thực sự là những luận điệu và đòi hỏi hết sức phi lý. Trong Điều 4 của Hiến pháp năm 2013 quy định rất rõ “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Do đó, việc Đảng Cộng sản Việt Nam phải lãnh đạo, chỉ đạo và cùng với toàn đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện tốt việc bầu cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp là một việc làm đương nhiên. Vì vậy, khi những con người ưu tú của Đảng được đưa ra để nhân dân bầu chọn vào việc tham gia lãnh đạo ở cơ quan có quyền lực cao nhất là Quốc hội hoặc ở Hội đồng nhân dân các cấp là kết quả rất tốt.

Từ nay cho tới ngày chính thức diễn ra cuộc bầu cử đại biểu quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, các thế lực chống đối sẽ tiếp tục tuyên truyền, xuyên tạc và ra tăng các hoạt động chống phá. Các cơ quan chức năng cần chú trọng việc phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ để xuyên tạc, vi phạm pháp luật, phá hoại cuộc bầu cử. Nhưng có một điều rất quan trọng nữa là mỗi cử tri cũng cần cảnh giác, tỉnh táo, chủ động đấu tranh với những âm mưu, thủ đoạn thâm độc. Không để kẻ xấu lôi kéo mà từ bỏ quyền bầu cử thiêng liêng. Hãy trực tiếp đi bỏ phiếu trong ngày bầu cử tới đây, đó thực sự là trách nhiệm của công dân với đất nước./.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vì sao Việt Nam lại là một trọng điểm trong chiến lược “diễn biến hòa bình”?

Tình người nơi tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19: 'Thương y bác sĩ hết lòng'

Những sai lầm của tuổi 20 – ai mà chẳng từng trải qua nhỉ?